Tác dụng của mủ trôm là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

617

Mủ trôm là một loại thức uống giải khát hết sức phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Tác dụng của mủ trôm là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng? Những chia sẻ trong bài viết này sẽ khiến bạn phải pha ngay một ly mủ trôm để thưởng thức đấy!

Không chỉ dừng lại ở loại thức uống giải khát, mủ trôm mang đến nhiều lợi ích hơn bạn tưởng. Trong y học, người ta xem mủ trôm như một vị thuốc. Các dưỡng chất trong mủ trôm được chứng minh là tốt cho sức khỏe. Biết được tác dụng của mủ trôm và những lưu ý khi uống sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại thực phẩm này.

1. Khái niệm mủ trôm là gì?

Mủ trôm là từ dùng để chỉ phần nhựa tiết ra từ vỏ của thân cây trôm. Đây là món quà tặng thiên nhiên được dùng làm nước giải khát và là một vị thuốc lành tính. Mủ trôm tự nhiên không màu, trong, vị ngọt, ăn giòn sực sực vui miệng.

tác dụng của mủ trôm

Mủ trôm có hàm lượng dinh dưỡng cao

Theo các tài liệu nghiên cứu, mủ trôm có tính mát. Tác dụng của mủ trôm là thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng. Mủ trôm đã được chứng minh giúp điều hòa đường huyết, mau lành vết thương.

Trẻ em có uống được mủ trôm không? Trẻ sơ sinh không được dùng mủ trôm. Vậy nên mẹ đang cho con bú cũng không được uống loại nước này.

Mủ trôm có khả năng hút nước mạnh. Vì thế trước khi ăn, bạn nên ngâm khoảng 1 đêm để mủ trôm nở hết. Trong trường hợp mủ trôm vẫn vón cục, chưa nở hết nghĩa là vẫn còn háo nước. Khi bạn ăn vào, mủ trôm sẽ tiếp tục hút nước mạnh trong đường ruột. Nếu đường ruột không đủ nước thì sẽ bị tắc nghẽn.

2. Điểm danh các tác dụng của mủ trôm

Công dụng của mủ trôm trong làm đẹp

Mủ trôm mang đến lợi ích cao trong điều trị mụn nám, tàn nhang, vết thâm. Thành phần của mủ trôm có chứa chất chống oxy hóa. Chất này sẽ làm chậm quá trình lão hóa, cho da sáng mịn và hồng hào.

Nếu muốn làm đẹp da, bạn có thể uống mủ trôm nhưng cần chú ý liều lượng cẩn thận. Việc lạm dụng mủ trôm sẽ khiến da mặt bị bào mòn, để lại nhiều hậu quả khó lường. Để có một làn da đẹp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

tác dụng của mủ trôm

Làm đẹp từ mủ trôm

Tác dụng của mủ trôm với cơ thể

  • Ổn định lượng đường huyết: Theo nhiều cuộc nghiên cứu, mủ trôm giúp điều hòa lượng đường trong máu. Chưa kể, uống mủ trôm còn ổn định huyết áp, phòng chống bệnh tim, xơ vữa động mạch. Người có mức triglyceride và cholesterol cao rất nên uống mủ trôm.
  • Nhuận tràng: Mủ trôm có đặc tính hút nước mạnh và dễ trương nở. Khi tiếp xúc với nước, mủ trôm trở thành chất gel nhầy. Mủ trôm sau khi vào ruột sẽ giãn nở, kết dính cặn bã độc hại trong ruột già. Nhu động ruột sẽ tăng lên, chống táo bón, giúp nhuận tràng.
  • Thanh lọc cơ thể, có lợi cho hệ bài tiết.
  • Kháng khuẩn, chống viêm, được dùng trong thuốc trị viêm họng.

Xem thêm:

3. Uống mủ trôm có giảm cân không?

Một tác dụng của mủ trôm ít người biết chính là hạn chế cảm giác thèm ăn. Việc uống mủ trôm sẽ khiến bạn nạp rất nhiều nước vào cơ thể. Do đó, bạn sẽ có cảm giác no và không muốn ăn thêm gì nữa. Điều này rất có ích cho quá trình giảm cân.

Theo nhiều chuyên gia, mủ trôm ngoài lợi ích sức khỏe còn hỗ trợ tốt việc giảm cân và giảm béo bụng. Trước bữa ăn, bạn hãy uống một ly nước mủ trôm để ức chế, giảm hàm lượng calo từ thực phẩm nạp vào cơ thể.

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng mủ trôm?

tác dụng của mủ trôm

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống mủ trôm

Từ xa xưa, mủ trôm đã được xem là một vị thuốc giải độc, mát gan, thanh nhiệt, ngăn ngừa táo bón. Vì thế, bạn cần chú ý liều lượng khi sử dụng loại nhựa cây này. Bạn không nên thường xuyên uống nước mủ trôm, dù là dưới dạng giải khát, giải nhiệt hay món ăn.

Trong quá trình sử dụng mủ trôm, nếu bạn nhận thấy có nhiều triệu chứng khác thường thì không nên tiếp tục sử dụng. Một số trường hợp sau không nên uống mủ trôm:

  • Mủ trôm không độc, tính lành, mát, vị ngọt. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ thực phẩm quá mát thì sẽ có tính hàn. Vì thế, phụ nữ đang mang thai không nên ăn các thực phẩm có tính mát hoặc tính hàn, điển hình là mủ trôm.
  • Đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu sữa mẹ quá mát, quá hàn. Bé dễ bị tiêu chảy. Do đó, mẹ đang cho con bú cũng không nên sử dụng mủ trôm.
  • Bệnh nhân có khối u trong bao tử hoặc đường ruột không nên ăn mủ trôm. Nguyên nhân là mủ trôm có khả năng gây tắc nghẽn đường ruột. Chưa kể, mủ trôm làm lạnh bụng, đi ngoài nhiều, bệnh tình có khả năng thêm trầm trọng.
  • Người đang uống thuốc điều trị bệnh không nên uống mủ trôm. Điều này tránh cho bệnh nhân bị ngộ độc do tương tác thuốc.

Mủ trôm là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc tốt. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng nó để tránh phản tác dụng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ tác dụng của mủ trôm là gì và cần lưu ý gì khi sử dụng. Khi chọn mua mủ trôm, bạn hãy mua ở nơi có uy tín, có thương hiệu rõ ràng để đảm bảo sở hữu sản phẩm chất lượng.

Bình luận