Trong dân gian, lá lốt vừa là thức ăn lại vừa là dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh. Tác dụng của lá lốt là gì? Lá lốt có tác hại gì không? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có lời giải đáp cụ thể nhất về lợi ích mà lá lốt mang đến.
Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn ngon, lá lốt còn được biết đến là một loại thảo dược ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Các bà nội trợ đã khéo léo dùng lá lốt để làm nên nhiều món ăn ngon, vừa tốt cho sức khỏe lại chữa một số bệnh đặc thù. Chắc chắn sau khi biết được tác dụng của lá lốt, bạn sẽ nhanh chóng bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống đấy!
1. Điểm danh các tác dụng của lá lốt
Thành phần các dưỡng chất trong lá lốt có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau hiệu quả. Theo các tài liệu y học cổ truyền, lá lốt có công dụng trừ lạnh, làm ấm bụng, hạ khí, giảm đau. Người ta thường dùng lá lốt để chữa mụn nhọt lâu liền miệng, đau nhức xương khớp khi trời lạnh, đổ mồ hôi chân tay…
Lá lốt có tác dụng gì cho da?
Hàm lượng vitamin C cùng chất chống oxy hóa trong lá lốt sẽ giúp làm chậm quá trình da lão hóa. Ăn lá lốt sẽ giúp da trắng sáng, mịn màng. Lá lốt còn có công dụng giảm vết tàn nhang, chân chim.

Lá lốt có công dụng làm đẹp da
Tác dụng của lá lốt: Hỗ trợ điều trị bệnh
- Chữa phù thũng: Để điều trị bệnh phù thủng, bạn cần chuẩn bị 12g lá lốt, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ cà gai leo, 12g lá đa lông, 12g rễ gai tầm xoọng và 12g mã đề. Đem sắc các vị thuốc trên thành nước uống. Mỗi ngày, bạn uống 1 thang.
- Chữa rắn cắn, giải độc, say nấm: Giã nát 50g lá lốt, 50g lá đậu ván trắng, 50g lá lốt. Bạn cho vào hỗn hợp một ít nước rồi gạn lấy nước uống trong quá trình chờ chuyển người bệnh đến bệnh viện.
- Điều trị ra mồ hôi tay chân
- Chữa bệnh đau bụng do lạnh
- Điều trị viêm xoang, giải cảm.
Uống nước lá lốt tươi có tác dụng gì?
Nước lá lốt tươi có công dụng điều trị bệnh tổ đỉa trên bàn tay. Bạn hãy giã 20 – 30g lá lốt tươi lấy nước cốt để uống. Phần bã lá lốt, bạn hãy cho thêm 3 chén nước vào đun sôi trong vòng 5 phút. Sử dụng nước để rửa chỗ tổ đỉa, dùng bã lá lốt đắp vào. Thực hiện phương pháp này liên tục 5 – 7 ngày vào mỗi sáng và tối để hiệu quả phát huy tốt nhất.
Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Theo y học cổ truyền, lá lốt được xem như thần dược giúp tăng cường sinh lý hiệu quả cho phái mạnh. Lá lốt với đặc tính ấm có công dụng thúc đẩy máu lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể, nhất là bộ phận sinh dục nam giới.

Lá lốt giúp điều trị viêm tinh hoàn, yếu sinh lý ở đàn ông
Các nhà khoa học đã tìm thấy một hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe trong lá lốt. Các thành phần vitamin C, kali, photpho, canxi, chất xơ giúp tăng cường sinh lực, cải thiện chất lượng tinh trùng. Ăn lá lốt còn giúp nam giới giảm đau, chống viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Bệnh nhiễm trùng tinh hoàn, viêm đường tiết niệu cũng thuyên giảm.
2. Công dụng của lá lốt chữa đau khớp
Một tác dụng của lá lốt khá nổi tiếng được nhiều người cho đánh giá khả quan chính là chữa đau khớp. Khi trời trở lạnh, bạn hãy ăn nhiều lá lốt. Loại lá này có hiệu quả giảm đau tốt, nhất là đau nhức xương khớp, mỏi nhừ cơ thể.
Để chữa bệnh đau khớp, bạn có thể dùng lá lốt tươi hay lá lốt phơi khô sắc uống. Bạn cần dùng 5 – 10g lá lốt khô hoặc 15 – 30g lá lốt tươi. Bạn hãy sắc lá lốt trong 2 chén nước, để cạn đến còn nửa bát thì uống trong ngày. Uống thuốc liên tục trong 10 ngày, bạn sẽ nhận được hiệu quả đáng kinh ngạc.
Bên cạnh việc uống lá lốt sắc, bạn có thể kết hợp lá lốt cùng nhiều loại thảo dược khác. Bài thuốc như sau: Lá lốt, rễ cây vòi voi, bưởi bung, cỏ xước, sao vàng 30g mỗi vị. Tất cả các dược liệu đều dùng tươi, thái mỏng. Bạn sắc chúng với 600ml nước đến khi cạn lại còn 200ml. Đem chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày. Bạn nên kiên trì uống 7 ngày liên tục để bệnh tình cải thiện.
Xem thêm:
- Tác dụng của đậu bắp là gì? Cần lưu ý gì khi dùng đậu bắp?
- Tác dụng của mủ trôm là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?
3. Lá lốt có tác hại gì?

Ăn quá 100g lá lốt/ ngày sẽ khiến bạn gặp vấn đề về tiêu hóa
Mỗi loại dược liệu đều có 2 mặt tốt và xấu. Nếu lạm dụng và dùng không đúng liều lượng, bạn sẽ đối mặt với các tác hại từ lá lốt. Bạn cần lưu ý:
- Ăn quá nhiều lá lốt khiến bạn gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng… Do đó, bạn không nên ăn quá 100g lá lốt mỗi ngày.
- Lá lốt có đặc tính nóng. Phụ nữ đang cho con bú nếu ăn nhiều lá lốt có thể bị mất sữa hoặc sữa loãng, không đủ chất.
- Người bị nóng gan, nhiệt miệng, đau dạ dày không nên ăn lá lốt. Nếu không, bạn sẽ gặp tình trạng khát nước bất thường, môi lưỡi khô, lợi hàm sưng đỏ.
Lá lốt là thực phẩm phổ biến, thông dụng, dễ chế biến. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về tác dụng của lá lốt. Dù lá lốt mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể những bạn cũng không được lạm dụng. Ăn lá lốt với một liều lượng cụ thể, kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất chính là cách bảo vệ cơ thể bạn một cách tốt nhất.