Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Ngưng thở khi ngủ điều trị thế nào?

209

Hội chứng ngưng thở khi ngủ không quá quen thuộc nhưng cũng không xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Dù là nam hay nữ, nhỏ tuổi hay đã bước vào tuổi trung niên thì đều có thể gặp phải. Hội chứng này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm. Cùng tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn ngưng thở khi ngủ là gì, nguyên nhân và cách điều trị của chứng ngưng thở trong khi ngủ nhé! 

hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ cần được tìm hiểu và điều trị kịp thời 

1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể được hiểu đơn giản là một loại rối loạn giấc ngủ ở người. Hội chứng này xảy ra sẽ khiến hơi thở của một người dừng đột ngột trong khi đang ngủ. Đó có thể chỉ là gián đoạn một thời gian ngắn nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể ngưng thở lên đến cả trăm lần chỉ trong một đêm ngủ. 

2. Ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?

Bởi thực tế, khái niệm và những thông tin liên quan đến hội chứng ngưng thở khi ngủ không thật sự phổ biến. Vì vậy, “ngưng thở khi ngủ có nguy hiểm không?” vẫn là câu hỏi khó đối với nhiều người. 

Theo nhiều nghiên cứu, chứng ngưng thở trong lúc ngủ có ảnh hưởng nhiều đến cả sức khỏe và sinh hoạt thường ngày. Cụ thể:

  • Đối với sức khỏe: Ngưng thở khi ngủ trong thời gian dài sẽ khiến não bộ không thể tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc vận hành của các chức năng khác trong cơ thể. Đó có thể là tiền đề gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường và thậm chí là đột quỵ.
  • Đối với cuộc sống: Việc ngừng thở trong khi ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn tỉnh giấc nhiều lần giữa đêm. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ, buồn ngủ và mất tập trung vào hôm sau, ảnh hưởng học tập và công việc,… 

hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt 

3. Tại sao bị ngưng thở khi ngủ?

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm kiếm nguyên nhân tại sao bị ngưng thở khi ngủ. Kết quả thu được có thể xảy ra do các nguyên nhân chính sau:

  • Do sự thay đổi từ các thành phần mô mềm (lưỡi, sụn của vùng hầu họng,…) làm giảm kích thước đường hô hấp. Điều này khiến cho không khí bị tắt lại và làm giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp.
  • Các bệnh lý như amidan phì đại, khoang mũi hẹp, phì đại mô lympho, VA,…
  • Cơ thể bị béo phì, thừa cân mất kiểm soát.

Bên cạnh đó, một số các nguyên nhân khác như di truyền, hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu hoặc thuốc an thần,… cũng có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ.

4. Ngưng thở khi ngủ điều trị như thế nào?

Chứng ngưng thở khi ngủ điều trị có thể bằng nhiều phương pháp sau:

Tự điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ tại nhà

Một trong những cách để có thể điều trị chứng ngưng thở dễ dàng, đơn giản ngay tại nhà chính là thay đổi những thói quen sống không lành mạnh. Bạn có thể thực hiện giảm cân, thay đổi tư thế nằm ngủ khoa học, tập thở và điều chỉnh nhịp thở đều,… 

Bên cạnh đó, hãy tránh xa những chất gây hại cho hệ hô hấp như thuốc lá, rượu, bia,… Cùng với đó, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học cùng với việc vận động thường xuyên. Nếu công việc quá bận rộn, bạn vẫn có thể tự tập luyện, nâng cao sức khỏe ngay tại nhà với máy chạy bộ điện hay xe đạp tập thể dục. Quan trọng là bạn phải biết quan tâm tới sức khỏe, theo dõi sự thay đổi của cơ thể và kiên trì thực hiện chế độ sống lành mạnh nhất.

hội chứng ngưng thở khi ngủ

Duy trì lối sống lành mạnh và vận động thường xuyên

Sử dụng phương pháp CPAP – Áp lực đường thở dương liên tục

CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) là phương pháp áp lực đường thở dương liên tục rất phổ biến và được nhiều bác sĩ khuyên áp dụng để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Phương pháp này sử dụng một mặt nạ đeo lên che phần mũi hoặc cả mũi và miệng của người dùng. Sau đó, nó sẽ thổi vào mũi, họng một lượng không khí vừa đủ để tạo ra áp suất dương và duy trì suốt quá trình thở. Điều này sẽ giúp mở đường hô hấp trên, tạo điều kiện cho không khí vào phổi dễ dàng hơn mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, một nhược điểm của phương pháp này chính là có thể gây ra sự khó chịu và cần nhiều thời gian để làm quen với nó khi ngủ. 

Sử dụng CPAP điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ hiệu quả

Phẫu thuật ngưng thở khi ngủ

Một số loại phẫu thuật thường được áp dụng để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể kể đến như: 

  • Phẫu thuật điều chỉnh lại vách ngăn mũi bị lệch.
  • Phẫu thuật Uvulopalatopharyngoplasty (UPPP) để loại bỏ đi phần mô mềm ở vòm miệng và phía sau cổ họng. 
  • Phẫu thuật xung quanh phần hàm, có thể là cả phần xương hàm hoặc chỉ nâng cao phần hàm lên. 

Hội chứng ngưng thở khi ngủ đối với nhiều người có thể chỉ là thói quen khi ngủ, không đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, việc tìm hiểu và điều trị sớm hội chứng này vẫn rất cần thiết để đảm bảo chất lượng giấc ngủ được tốt nhất. Điều này cũng góp phần bảo vệ cơ thể và sức khỏe chung của bạn nữa. 

Bình luận