Dậy thì sớm ở trẻ em hiện nay là tình trạng phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là hiện tượng có thể xem là bệnh, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh ảnh hưởng cơ thể do rối loạn phát triển, nó còn có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý đáng lo ngại nữa. Vậy, đâu là nguyên nhân và cách hạn chế trẻ dậy thì sớm hiệu ở trẻ là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết từ những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau nhé!
Tình trạng dậy thì sớm ở trẻ ngày càng phổ biến
1. Dậy thì sớm nghĩa là gì?
Nhiều ba mẹ lo lắng khi biết con trẻ có thể gặp phải tình trạng dậy thì sớm. Thế nhưng, thực tế lại không nhiều người hiểu rõ dậy thì sớm nghĩa là gì và dậy thì sớm là bao nhiêu tuổi?
Theo các chuyên gia, dậy thì sớm là tình trạng trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì sớm hơn mức trung bình chung. Theo đó, nếu trẻ dậy thì trong các trường hợp sau sẽ là dậy thì sớm:
- Ở bé gái: Trẻ bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi với nhiều biểu hiện thay đổi, phát triển ngực, lông mu và hành kinh sớm,…
- Ở bé trai: Dậy thì trước năm 9 tuổi với kích thước tinh hoàn và dương vật tăng nhanh, lông mu phát triển,…
2. Nguyên nhân dậy thì sớm
Dậy thì sớm có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu và xác định được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ dễ dàng áp dụng cách hạn chế trẻ dậy thì sớm hơn. Nhìn chung có thể liệt kê theo 2 nhóm sau:
Dậy thì sớm trung ương
Nếu trẻ gặp phải tình trạng dậy thì sớm trung ương, nguyên nhân có thể là do các vấn đề trong não bộ như:
- Não hoặc hệ thần kinh trung ương (tủy sống) có khối u, trải qua các cuộc xạ trị,…;
- Gặp phải một số chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến não;
- Trẻ mắc hội chứng McCune – Albright (gây rối loạn quá trình sản sinh hormone), não úng thủy, não có máu tụ,…;
- Suy giáp hoặc tăng sinh thượng thận do di truyền,…
Dậy thì sớm ngoại biên
Nguyên nhân dậy thì sớm loại này chủ yếu đến từ việc rối loạn hai hormone Estrogen và Testosterone trong cơ thể trẻ. Nói cách khác, thay vì cần điều hòa não bộ thông qua hormone GnRH, cơ thể lại sản sinh nhiều Estrogen và Testosterone. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng đến buồng trứng, tinh hoàn, tuyến yên và tuyến thượng thận. Từ đó khiến cơ thể trẻ rối loạn phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình dậy thì trước tuổi.
Có rất nhiều nguyên gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ
3. Dậy thì sớm có hậu quả gì?
Dậy thì sớm gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ nhưng cụ thể thì dậy thì sớm có hậu quả gì? Một số tác hại từ hiện tượng này có thể kể đến như:
- Hạn chế chiều cao sau khi qua tuổi dậy thì: Khi trẻ dậy thì sớm, các khớp xương sẽ ngừng phát triển sớm hơn bình thường. Do đó, trẻ có thể sẽ thấp bé hơn các bạn đồng trang lứa khi trưởng thành.
- Trẻ dậy thì sớm có thể cảm thấy mặc cảm vì sự thay đổi của cơ thể. Điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại tâm lý, khiến trẻ dễ tự ti và thậm chí là bị trầm cảm.
- Trẻ dậy sớm nếu không được hướng dẫn sẽ dễ quan hệ tình dục sớm trước tuổi và gây ra hậu quả (bé gái có thể có thai ngoài ý muốn).
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý: Bởi các nguyên nhân gây ra dậy thì sớm đều có liên quan đến não bộ, tủy sống hay các tế bào cơ thể. Vì vậy, nếu không tìm cách hạn chế trẻ dậy thì sớm rất dễ dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn. Bé trai có thể bị vô sinh về sau, còn bé gái có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng,…
Dậy thì sớm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ
4. Cách hạn chế trẻ dậy thì sớm bố mẹ nên biết
Để ngăn chặn dậy thì sớm ở trẻ, bố mẹ có thể tham khảo những lưu ý sau đây:
- Xây dựng cho trẻ môi trường sống lành mạnh: Thường xuyên khuyến khích con tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội và các hoạt động ngoài trời. Trưởng thành trong môi trường sống tích cực sẽ là cách hạn chế trẻ dậy thì sớm hiệu quả, tránh được rất nhiều tác hại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng tuổi dậy thì khoa học: Trẻ trong giai đoạn phát triển cần được bổ sung đủ đạm mỗi ngày từ cá, trứng, sữa,… Cùng với đó là những món ăn từ rau củ thay vì thức ăn nhanh, món chế biến sẵn. Tốt nhất hãy hạn chế tối đa việc trẻ ăn đồ ngọt, đồ chiên rán,…
- Đảm bảo trẻ ngủ, nghỉ đầy đủ: Bên cạnh dinh dưỡng, giấc ngủ cũng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ. Mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng sẽ giúp cơ thể sản sinh đủ lượng hormone cần thiết.
- Tăng cường các hoạt động thể chất: Tập luyện thể thao thường xuyên luôn là cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn. Những môn thể thao tốt cho sự phát triển của trẻ ở độ tuổi dậy thì như: bơi lội, đá bóng, nhảy dây,… Hoặc đơn giản, ba mẹ có thể sắm cho trẻ máy chạy bộ hoặc xe đạp tập tại nhà. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin rèn luyện và siêng năng vận động hơn mỗi ngày.
Ba mẹ cần đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành
Dậy thì sớm ngày càng xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu dậy thì sớm, cách tốt nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm được đúng nguyên nhân để điều trị. Hoặc ba mẹ có thể tìm hiểu trước để áp dụng các cách hạn chế trẻ dậy thì sớm ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp quá trình phát triển đúng hướng, an toàn và khỏe mạnh.