Tình trạng dậy thì muộn ngày càng phổ biến ở nhiều trẻ em hiện đại. Đây có thể được xem là một bệnh lý cần phát hiện sớm và tìm cách giải quyết kịp thời để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh ở trẻ. Vậy dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục và chữa trị tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết sau đây!
Dậy thì muộn là tình trạng khá phổ biến ở nhiều trẻ em thời hiện đại
1. Dậy thì muộn là gì?
Dù là một hiện tượng khá phổ biến hiện nay, thế nhưng vẫn có nhiều người chưa thật sự hiểu dậy thì muộn là gì. Theo các chuyên gia, nếu bé gái đến 13-14 tuổi, còn bé trai đến 15-16 tuổi vẫn chưa có những dấu hiệu dậy thì cần có sẽ được tính là dậy thì muộn.
Các biểu hiện của tuổi dậy thì cơ bản gồm:
- Ở bé trai: Tinh hoàn và dương vật phát triển kích thước lớn hơn, lông mu bắt đầu mọc nhiều, cao nhanh,…
- Ở bé gái: Vòng 1 phát triển, nhũ hoa đau nhức, lông mọc nhiều ở những vùng kín, có kinh nguyệt,…
2. Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?
Nếu hỏi “Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?”, câu trả lời chắc chắn là “có”. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nó vẫn sẽ khiến cơ thể và tâm sinh lý của trẻ có những tác động xấu nhất định.
Dậy thì muộn ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của trẻ
Đối với bé gái, dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?
Ở những bé gái, thực tế việc dậy thì muộn sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến cơ thể hay khả năng sinh sản sau này. Tuy nhiên, xét đến vấn đề tâm lý, nó có thể sẽ là nguyên nhân của việc tự ti, mặc cảm và lo lắng so với bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, trong giai đoạn này, ba mẹ cần quan tâm, tìm hiểu và chia sẻ nhiều hơn cùng con.
Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với bé trai
Dậy thì muộn tốt hay xấu có thể nhìn thấy rõ nhất thông qua những ảnh hưởng của nó đối với các bé trai. Bởi vì giai đoạn dậy thì là thời điểm trẻ phát triển thể chất tốt nhất. Do đó, nếu xảy ra tình trạng chậm dậy thì, bé trai sẽ nhỏ con, thấp và yếu hơn các bạn cùng lứa.
Bên cạnh ảnh hưởng về thể chất, dậy thì muộn có thể còn tác động xấu đến khả năng sinh sản về sau của trẻ. Việc cơ thể không phát triển theo đúng thời điểm cần thiết khiến nội tiết tố bị rối loạn, cơ quan sinh dục (dương vật, tinh hoàn) cũng vì vậy mà teo nhỏ. Điều này sẽ cản trở quá trình tổng hợp testosterone của tinh hoàn, thậm chí có thể gây vô sinh nữa.
Từ những vấn đề của cơ thể kể trên, bé trai nếu dậy thì muộn tâm lý cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thiếu tự tin, tự tách biệt, không muốn giao tiếp, rối loạn tâm lý và lâu dài sẽ gây ra trầm cảm.
Bé trai dậy thì muộn thậm chí lâu dài có thể hình thành bệnh trầm cảm
3. Khắc phục và điều trị dậy thì muộn
Ngoài việc xác định dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không, tìm cách khắc phục và điều trị cũng rất quan trọng. Một số cách điều trị có thể tham khảo như sau:
Điều trị dậy thì muộn từ những nguyên nhân về cơ thể
Đối với các bé gái
Trong trường hợp các bé gái chậm dậy thì do nhiều tác nhân ảnh hưởng thể chất, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào nguyên nhân cụ thể và mức độ ảnh hưởng, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị dậy thì muộn phù hợp nhất. Thông thường, phương án điều trị được áp dụng nhiều nhất là bổ sung estrogen cho cơ thể trẻ dưới dạng viên estradiol hoặc miếng dán cho da.
Đối với các bé trai
Cũng như các bé gái, các bé trai cũng cần được thăm khám và nhận điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa nếu có dấu hiệu dậy thì muộn. Thường các bác sĩ sẽ khuyên bổ sung testosterone cho cơ thể để cân bằng hormone điều hòa tuyến sinh dục.
Ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu phát hiện tình trạng dậy thì muộn
Điều trị tâm lý cho trẻ dậy thì muộn
Ở mục dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không, ba mẹ đã được chia sẻ về những tác động tâm lý xấu trẻ có thể gặp phải khi xảy ra tình trạng này. Do đó, ngoài điều trị thể chất, hãy chú ý đến cả trạng thái tinh thần của trẻ nữa. Hãy đồng hành và làm bạn cùng con trên quá trình trưởng thành. Thay vì mãi lo nói với trẻ về việc dậy thì muộn có tốt không hay những điều xấu có thể xảy ra về sau. Ba mẹ nên chỉ ra những điểm mạnh của trẻ, từ đó mới dần kết những lời nhắc nhở, dạy trẻ bình tĩnh đón nhận vấn đề một cách tự nhiên. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được tâm lý hoang mang và sẵn sàng chia sẻ về tình trạng cơ thể mình với phụ huynh, tìm hướng điều trị đúng đắn.
Từ những thông tin trên, ba mẹ chắc đã có câu trả lời cho câu hỏi “Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không”. Bên cạnh việc đưa trẻ đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời, hãy xây dựng cho trẻ lối sống tích cực ngay từ ban đầu. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ và tập thể dục thường xuyên. Nếu trẻ mặc cảm, ngại tham gia hoạt động thể thao tập thể, hãy trang bị ngay máy chạy bộ hoặc xe đạp tập tại nhà là điều kiện cần để trẻ nhanh chóng về đúng nhịp phát triển đúng.