Dậy sớm có tốt không? Cách hình thành thói quen dậy sớm

219

Ngủ dậy sớm là mục tiêu và thói quen được nhiều người thành công lựa chọn thực hiện. Đây vẫn luôn được đánh giá là “kim chỉ nam” cho một ngày hoạt động và làm việc hiệu quả. Để việc dậy sớm trở nên dễ dàng và thoải mái hơn, trong bài viết lần này chúng tôi sẽ chia sẻ về chủ đề “dậy sớm có tốt không” và làm sao để dậy sớm. Tham khảo bài viết để có thể bỏ túi thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!

dậy sớm có tốt không

Dậy sớm là thói quen tốt

1. Lợi ích của việc dậy sớm

Theo các bác sĩ và các chuyên gia, so với người hay ngủ “nướng”, những người có thói quen dậy sớm hầu hết đều cuộc sống cùng sức khỏe tốt hơn. Cụ thể, một số lợi ích của việc dậy sớm có thể kể đến như:

1.1. Giúp giữ trạng thái thoải mái, bớt áp lực

Mỗi ngày, nếu có thể dậy sớm, bạn sẽ chẳng phải lo lắng, vội vàng để bắt đầu thực hiện các công việc trong ngày. Mọi thứ có thể được sắp xếp ổn định, tâm trạng thoải mái và cảm giác vui vẻ, lạc quan hơn rất nhiều. 

1.2. Giúp cải thiện và ổn định giấc ngủ 

Chất lượng giấc ngủ được quản lý ổn định là câu trả lời hàng đầu cho câu hỏi “dậy sớm có tốt không?”. Bởi để có thể dậy sớm dễ dàng, điều kiện cần là bạn phải ngủ sớm vào buổi tối.

1.3. Tăng năng suất làm việc

Dậy sớm có tốt không? Đương nhiên là tốt và đặc biệt tốt cho việc tăng khả năng tập trung, giải quyết hiệu quả công việc. Dậy sớm, tinh thần tốt, năng lượng tràn đầy thì năng suất làm việc cũng cao hơn.

1.4. Trải qua một buổi sáng chất lượng

Dậy sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Thời gian buổi sáng nhiều, bạn hoàn toàn có thể sử dụng để tập thể dục, tập yoga, ngồi thiền,… hoặc đầu tư một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất. Rõ ràng, cơ thể được khởi động sớm, khởi động kỹ sẽ tạo cảm giác thư giãn, tích cực hoạt động.

dậy sớm có tốt không

Dậy sớm có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa sáng hoàn chỉnh

2. Dậy sớm có tốt không?

Dậy sớm có tốt không thật ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Và xoay quanh vấn đề này cũng có nhiều vấn đề khác cần tìm câu trả lời.

2.1. Ngủ sớm dậy sớm có tốt không

Thay vì trực tiếp trả lời câu hỏi “ngủ dậy sớm có tốt không?”, chúng ta có thể liệt kê những lợi ích của việc dậy sớm như sau:

– Giúp ích rất nhiều cho cơ thể trong việc tăng miễn dịch, chống lại các loại virus có hại và giảm các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, huyết áp,…

– Xây dựng lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, khả năng tập trung cao, trí nhớ tốt và dồi dào năng lượng.

– Giúp cải thiện làn da nhanh chóng, ngăn ngừa lão hóa sớm và hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở da hiệu quả hơn. 

– Điều tiết cân nặng, hạn chế tối đa khả năng rối loạn nội tiết tố của cơ thể.

– Giúp ích rất nhiều 

dậy sớm có tốt không

Tập dậy sớm đúng cách

2.2. Thức khuya dậy sớm có tốt không

Việc dậy sớm là tốt, nhưng quan trọng vẫn là dậy sớm đúng cách. Chỉ cần thử trải qua một lần thức khuya dậy sớm, trạng thái cơ thể, tinh thần của bạn sẽ trở nên trống rỗng, mệt mỏi. Tệ hơn nữa là bạn sẽ quay lại vòng lặp đặt câu hỏi cho chính mình rằng “dậy sớm có tốt không?”. 

Khi cơ thể ở trạng thái ngủ không đủ giấc, ngoài việc não bộ và thần kinh hoạt động kém đi, thể chất của bạn chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt, các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ,… sẽ dễ xảy ra hơn. 

2.3. Dậy sớm tập thể dục có tốt không

Dậy sớm tập thể dục là hoạt động cực kỳ tốt cho cơ thể được các chuyên gia và bác sĩ khuyên áp dụng mỗi ngày. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao sức khỏe cơ thể rất tốt, tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, kiểm soát lượng đường huyết, ổn định tâm trạng và trí nhớ hiệu quả.

Nên dậy sớm và tập thể dục

3. Những việc giúp bạn hình thành thói quen dậy sớm

Đọc đến đây, chắc chắn bạn đã biết được dậy sớm có tốt không rồi đúng không? Và để hình thành thói quen dậy sớm, bạn có thể rèn luyện bản thân theo các gợi ý dưới đây:

– Lập kế hoạch cho cuộc sống thường ngày, đặc biệt là kế hoạch thời gian ngủ nghỉ hợp lý. Tốt nhất là hãy đi ngủ trước 23 giờ và thức dậy vào khoảng 6-7 giờ sáng hôm sau.

– Không nên bật đèn khi ngủ để tránh việc ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian chìm vào giấc ngủ của bản thân.

– Tắt các thiết bị công nghệ (ti vi, điện thoại di động, laptop,…) khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bạn không bị chi phối suy nghĩ, không ảnh hưởng thần kinh và dễ dàng ngủ sâu giấc hơn.

– Ánh sáng tự nhiên là yếu tố hữu hiệu để “gọi” bạn thức giấc mỗi sáng. Tuy nhiên, nếu sử dụng rèm cửa quá dày, kéo rèm quá kín sẽ gây khó khăn để ánh sáng lọt vào phòng. Do đó, để có thể dậy sớm, việc kéo rèm có thể không cần thiết nếu đã tắt hết điện.

– Tuyệt đối không nên ngủ ngày quá nhiều để đồng hồ sinh học của cơ thể không bị đảo lộn, khó kiểm soát.

Như vậy, câu hỏi “dậy sớm có tốt không?” đã được trả lời thông qua bài viết trên. Xây dựng cuộc sống khoa học, ngủ sớm dậy sớm là rất tốt và được khuyến cáo nên áp dụng. Tuy nhiên, để hình thành thói quen này không hề dễ và cần quyết tâm cao. Hy vọng bạn sẽ sớm rèn luyện được thói quen này để bảo vệ cơ thể mình tốt nhất.

Bình luận